Danh mục sản phẩm
Hổ trợ trực tuyến
Mr Hải - 0909837737
Sales ( Ms. Trinh ) - 0348 543 530
Hỗ Trợ Kỹ Thuật - 098 6996 383
Bộ phận kinh doanh - 098 5314 549
Tìm kiếm sản phẩm
Fanpage Facebook
Liên kết website
Thống kê
- Đang online 0
- Hôm nay 0
- Hôm qua 0
- Trong tuần 0
- Trong tháng 0
- Tổng cộng 0
QUY TRÌNH THỬ KÍN VÀ THỬ CHÂN KHÔNG HỆ THỐNG LẠNH
TKTCK
THIÊN HẢI
12 THÁNG
Tài liệu tham khảo
1. Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999
2. QTKĐ 05 2008 BLĐTBXH Hệ thống lạnh – Quy trình kiểm định.
Vui lòng gọi
QUY TRÌNH THỬ KÍN HỆ THỐNG LẠNH
Hệ thống lạnh sau khi được lắp đặt phải được thử kín. Khí thử kín là khí Nito. Đối với hệ thống sử dụng NH3, nếu không có quy định khác trong hợp đồng, có thể sử dụng không khí để thử kín.
Các bước thử được tiến hành theo thứ tự sau đây:
1. Mở thông tất cả các van trong hệ thống. Đối với van điện từ thì mở cưỡng bức hoặc cấp điện để mở van.
2. Đóng tất cả các van xả
3. Cô lập van an toàn.
4. Nâng áp suất thử tới 10barG, sau đó kiểm tra các mối hàn và mối nối bằng nước xà bông với bình xịt hay cọ lông.
5. Đánh dấu các mối xì.
6. Trường hợp có mối xì, phải xả áp suất hệ thống xuống áp suất không khí, sau đó sửa chữa các mối xì.
7. Nâng dần áp suất lên 12barG. Đóng van cô lập hệ thấp áp với hệ cao áp.
8. Thử xì hệ thống bằng nước xà bông. Nếu có mối xì quay lại bước 5.
9. Nâng áp suất bên cao áp lên áp suất thử bền p-bi, giữ trong 5 phút.
10. Xả áp suất bên cao áp về áp suất thử kín p-ki. Tất cả các mối nối và mối hàn được thử bằng nước xà bông. Nếu có mối xì, quay lại bước 5,
11. Nếu không còn mối xì nào thì giữ nguyên áp suất p-ki bên cao áp và 12barG bên thấp áp. Thử độ kín trong 24 giờ.
12. Sau 6 giờ đầu áp suất giảm không quá 0.3bar, sau 18 giờ tiếp theo áp suất không giảm là đạt yêu cầu.
13. Mở nhanh van xả phía cao áp ( thông thường van xả bình chứa cao áp và van xả các bình áp lực ) để đẩy bụi và cặn ra khỏi hệ thống.
14. Khi áp suất bên cao áp giảm xuống 12barG, mở thông van bên cao áp và thấp áp. Sau đó, tiếp tục xả khí trong hệ thống về áp suất ngoài trời.
QUY TRÌNH THỬ CHÂN KHÔNG
ChỈ sau khi quá trình thử kín hoàn tất, thì quá trình thử chân không mới được bắt đầu. Chỉ được sử dụng bơm hút chân không loại chuyên dụng.
Đối với hệ NH3, các bước thử được tiến hành theo thứ tự sau đây:
1. Tiến hành hút chân không để đạt được áp suất không lớn hơn 80mbar ( 60mmHg).
2. Duy trì chế độ này trong 24 giờ, nếu áp suất không thay đổi là đạt yêu cầu.
3. Nếu sau khi kết thúc quá trình thử chân không, hệ thống không được nạp NH3 ngay thì cũng phải nạp một lượng gas NH3 vào hệ thống để nâng áp suất hệ thống lên trên 0 barG, để tránh không khí và hơi ẩm lọt lại vào hệ thống.
Đối với hệ Freon, các bước thử được tiến hành theo thứ tự sau đây:
1. Tiến hành hút chân không lần đầu để đạt được áp suất không lớn hơn 53mbar ( 40mmHg ).
2. Tiến hành hút chân không lần 2:
+ Đối với hệ lạnh thương mại, nạp gas loại được sử dụng cho hệ thống để nâng áp suất hệ thống lên 0barG, sau đó tiến hành hút chân không để đạt được áp suất không lớn hơn 53mbar ( 40mmHg).
+ Đối với hệ lạnh còn lại, dừng hệ thống một thời gian ngắn khoảng 1,2 giờ (áp suất hệ thống có thể sẽ tăng lên ), sau đó tiến hành hút chân không để đạt được áp suất không lớn hơn 53mbar ( 40mmHg).
3. duy trì chế độ này trong 24 giờ, nếu áp suất không tăng hơn 5mbar ( 4mmHg ) là đạt yêu cầu.
4. Nếu sau khi kết thúc quá trình thử chân không, hệ thống không được nạp gas ngay thì cũng phải nạp một lượng gas vào hệ thống để nâng áp suất hệ thống lên trên 0barG, để tránh không khí và hơi ẩm lọt lại vào hệ thống.
Tài liệu tham khảo
1. Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 232:1999
2. QTKĐ 05 2008 BLĐTBXH Hệ thống lạnh – Quy trình kiểm định.
Bình luận